CÔNG TY VIETHOLIDAY là công ty chuyên dịch vụ và tư vấn thủ tục Xuất Nhập Cảnh đơn giản và nhanh nhất cho khách hàng. Chúng tôi không phải đại sứ quán TrungQuốc hay cơ quan Xuất nhập cảnh Việt Nam.

Dịch vụ của chúng tôi được Sứ quán, cơ quan XNC và các đơn vị liên quan xét duyệt và cấp phép . Mọi hướng dẫn thủ tục và các biểu mẫu trên website của chúng tôi được trích dẫn từ các nguồn chính thức của Chính Phủ Việt Nam và sứ quán các nước. 

Bạn có thể tìm hiểu thêm thủ tục và cách thức làm visa trên các trang web chính thức của Xuất Nhập cảnh Việt Nam Đại sứ Quán Trung Quốc hay các nước khac. (trang của Xuất nhập cảnh ViệtNam.

Mức giá của công ty chúng tôi đưa ra sẽ cao hơn mức giá ở Sứ quán vì đã bao gồm phí dịch vụ.

 MẪU GIẤY TỜ, TỜ KHAI

TỜ KHAI XIN CẤP HỘ CHIẾU

BẢNG GIÁ VISA TQ, HK, MC

BẢNG GIÁ VISA NHẬP CẢNH

* BẢNG GIÁ VISA LÀO CHO CÁC QT

GIA HẠN VISA CHO NGƯỜI NN

GIẤY PHÉP LÁI XE CHO NGƯỜI NN

THỦ TỤC VISA ĐI TRUNG QUỐC

THỦ TỤC VISA ĐI HỒNG KÔNG

VISA NHẬP CẢNH CỬA KHẨU

VISA NHẬP CẢNH VIỆT NAM KHẨN

DỊCH VỤ ĐÓN KHÁCH NHANH TẠI SB

THỦ TỤC XIN THẺ APEC

GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG

DỊCH VỤ BẢO LÃNH NHẬP CẢNH

VISA CHO KHÁCH Ở QUÁ HẠN

THẺ TẠM TRÚ ,  VISA DÀI HẠN

VÉ MÁY BAY GIÁ RẺ 

* VISA CÁC NƯỚC KHÁC

* KÝ HIỆU CÁC LOẠI VISA VIỆT NAM

THỨ TỰ CÁC BƯỚC LÀM THỦ TỤC XUẤT NHẬP CẢNH

THỦ TỤC XIN CHỨNG NHẬN ĐẦU TƯ

HƯỚNG DẪN LÀM TRỰC TIẾP THỦ TỤC CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIÊTNAM

THÔNG TIN CHUẨN BỊ ĐI MÁY BAY

* NHỮNG ĐIỀU BẠN CẦN BIẾT

* THÔNG TIN DU LICH CẦN THIẾT

* CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT


04.3.9965551
098 555 6000; 0915 854 389

Tin Mới

TÌM LẠI VIỆT NAM
CHUYÊN MỤC GIẢI TRÍ 


Tìm lại Việt nam - Find Vietnam P11

Truy tìm kho báu

PHẦN 1
Cuộc chiến tìm kho báu

Để tiếp tục câu chuyện của tôi về việc tìm kiếm những bí mật kho báu của Cao Biền ở Việt Nam, tôi xin nhắc lại một chút đoạn kết của Tập 3, khi đó tôi đang dự buổi họp đồng hương quê tôi. Họp đồng hương ở Việt Nam đối với tôi có lẽ là một nét văn hóa rất hay và mang tính nhân văn. Điều đó nó giúp cho mỗi người dân Việt Nam ở mọi vùng miền trên đất nước được có cơ hội giao lưu, cùng nhau tưởng nhớ về nguồn gốc của nơi mình sinh ra. Nét văn hóa đấy giúp con người được gần nhau hơn. Từ ông Bộ trưởng đến những người đạp xích lô, từ ca sỹ đến những em bán báo đều bình đẳng, xoá đi những phân biệt công việc, vị trí xã hội mà trở với với chính mình. Lúc đấy tình đồng hương nó cao hơn tất cả, có thể giúp đỡ nhau khi hoạn nạn khó khăn. Cơ duyên của tôi cũng bắt đầu từ đây, công cuộc tìm kiếm của tôi tưởng chừng đã kết thúc nhưng nó lại bắt đầu nhen nhóm từ hôm họp đồng hương hôm đấy.

Sau hôm đấy về, tôi nghĩ rất nhiều. Bây giờ tôi chẳng biết thế nào nữa để thực hiện công việc tìm kiếm của tôi. Nếu phải đi lên đấy để tìm kiếm thì sẽ mất rất nhiều thời gian. Thậm trí có thể sẽ phải gặp nhiều khó khăn. Trong lòng tôi thấy bắt đầu nản, tôi quay sang nhìn vợ và con trai thì thấy đã ngủ rồi. Thôi vậy, chợp mắt đã, có gì mai sẽ tính tiếp. Bây giờ có nghĩ cũng không thể giải quyết được gì hơn nữa. Nằm trằn trọc, tôi vẫn không ngủ được. Lúc đấy nhìn đồng hồ đã là 3h sáng rồi.
 
Tự nhiên tôi nhớ câu nói của bác Hòa: 
Có lẽ cháu nên nghiên cứu kỹ trước khi tiếp tục tìm hiểu. Vì những cái cháu đang tìm hiểu thì cũng rất nhiều đối tượng đang tìm hiểu. 
Sao bác lại nói thế với mình nhỉ? Hay bác biết những gì mà không nói cho mình biết hết? Còn những ai đang tìm kiếm những cái đấy nữa? Có thể chăng là....? 

Đúng rồi! Tôi đã nghe nói đến đơn vị chuyên tìm kiếm vàng của Cục 2 - Cục các chiến dịch hải ngoại thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Điều đấy có thể lắm chứ vì từ bao đời nay chính  phủ Trung Quốc vẫn tìm kiếm những bí mật này do nó đã bị mất theo lịch sử. Chính bà Hoàng Á Lệ là người đã làm kế hoạch Cảnh Long Đồng Khánh mà. Tại đấy, tôi đã tìm thấy bí mật về kho báu của Cao Biền. Lúc này tôi cảm thấy có lý khi nghĩ về điều đấy nhưng lại tiếp tục đặt câu hỏi cho chính mình. Bà ấy đã mất tích trong lúc vào hang ở Côn Sơn rồi? Liệu bà còn sống không nhỉ? 


Tôi thắc mắc và tự hỏi mình có phải chăng sau khi đoàn xe ô tô chở vàng từ Côn Sơn đi về Trung Quốc nhưng bị ta phát hiện đã âm thầm cất giấu ở một địa điểm nào đó và đến bây giờ họ quay trở lại tìm kiếm? Mà bí mật cất giấu kho báu đấy được vẽ lên lưng một người lính Trung Quốc một cách vụng về? Để rồi bị ta phát hiện? Ồ, mà bây giờ bí mật nơi cất giấu đấy đã được chụp lại chính là tấm ảnh mà tôi đang cầm trong tay. Đúng là trùng hợp thật. Cuộc sống luôn có những sự trùng hợp đến bất ngờ. Tôi không phải là nhà văn, nhà báo, nhà thơ hay nhà khảo cổ hay đại loại là gì đấy có liên quan đến những vấn đề này. Công việc của tôi là cái khác hoàn toàn. Ấy vậy mà tôi luôn phải tìm kiếm và khám phá chỉ vì tôi thích và ham mê lịch sử. Cuộc sống thật chớ trêu. Lần này tôi mà tìm kiếm sẽ không đơn giản như lần trước nữa. Nó sẽ có vô cùng khó khăn và đầy rẫy những nguy hiểm cận kề. Thậm trí có thể liên quan đến tính mạng của tôi nữa. Tôi cũng chột dạ. 


Nhưng tự nhiên lúc đấy con người tôi lại suy nghĩ khác đi. Cái cảm giác sợ trong tôi không còn nữa. Tôi tự nhủ với chính mình là sẽ tìm bằng được những cái của cha ông đã để lại. Giá trị lịch sử của Việt Nam là ở đấy, không thể để cho nó lọt vào tay những thế lực khác được. Nghĩ thế nên tôi quyết tâm cho bằng được là phải đi tìm. Trong đầu tôi bắt đầu nghĩ đến việc tìm kiếm và cách thức thực hiện. Có lẽ lần này tôi sẽ không đi một mình nữa. Chắc tôi phải tìm thêm người. Mà bây giờ biết chọn ai đi cùng nhỉ? Ai cũng phải có cái ham mê giống tôi thì mới có tinh thần để tìm kiếm được. Mà chắc cũng phải nói cái giá trị kho báu ra thì may ra mới có người máu lên và cùng chí hướng. Thực chất con người ai cũng cần phải sống, mà đã cần sống thì phải có tiền. Thế nên chắc sẽ có người đồng ý với tôi về việc tôi sẽ làm. Lúc đấy trong đầu tôi đã nghĩ đến hai người có thể tham gia cùng tôi. Tất nhiên họ phải có thế mạnh về những cái mà tôi không có. Ừ! Đúng đấy. Để mai tôi đến đặt vấn đề xem như thế nào. Còn bây giờ đi ngủ đã...
 

Sáng dậy, sau khi bàn giao một số công việc ở cơ quan cho một nguời làm hộ tôi, tôi đến một nơi để chọn người đầu tiên mà tôi đặt niềm tin. Cảng Phà Đen (hay gọi là cảng Hà Nội). Tôi đến gặp anh Hoàng, một người bạn của tôi từ thời phổ thông. Anh ấy học hơn tôi 2 lớp. Hồi đấy ông ấy nổi tiếng nghịch ngợm. Vụ đánh lộn nào xảy ra cũng thấy mặt anh ấy, ra trường mỗi người một nơi. Tình cờ hôm lâu tôi mới gặp lại anh ấy. Hai anh em nói chuyện với nhau mãi. Anh ấy kể nhà anh ấy nghèo, không có tiền đi học đại học tiếp nên nghỉ học sau khi học hết lớp 12. Sau đó do hoàn cảnh phải đi làm sớm, tiếp xúc với xã hội sớm, anh giao du nhiều với dân ngoài xã hội, rồi nhập vào băng đảng Năm Cam. Hồi đấy nghe nói đến ông ấy là ối người khiếp va chạm (vì ông này tướng cũng to cao, khỏe mạnh, nhiều người nhìn đã thấy ghê chứ chưa nói đến đánh nhau). Sau khi băng đảng Năm Cam bị tướng Nguyễn Việt Thành bắt và xử lý thì mỗi người một nơi. Anh ấy bị án tù 5 năm. Sau khi ra tù, anh ấy được một người bạn cho làm chân bảo vệ ở Cảng Phà Đen. Sau đó, chuyển sang quản lý riêng một đội bốc vác ở đấy. 


Tôi biết anh ấy từ bé nên hiểu tính anh ấy. Anh ấy nói là làm, sống nghĩa khí. Nói thật, nhiều người nghĩ những người làm trong lĩnh vực đấy là ghê gớm, sợ làm bạn. Tôi thì tôi không nghĩ thế. Chính những con người đấy, chính những mặt trái của xã hội đấy, họ sống tình cảm hơn mình nghĩ, hơn rất nhiều những người có ăn có học, làm trong các cơ quan lớn nhưng sống bon chen, cư xử không tốt với bạn bè. Thậm trí cũng chỉ coi bạn bè là kinh tế, thị trường. Có thể đấy là kẻ giết người, cướp của, đâm thuê, chém mướn nhưng với mình họ là bạn tốt, sống có tình người, không phải cứ như vậy mà thành kiến với họ được. 


Tôi cũng nói qua những việc tôi chuẩn bị làm sắp tới với anh ấy. Anh ấy nghe qua, suy nghĩ một lúc và vui vẻ nhận lời. Anh ấy nói với tôi:
 
- Đời anh ấy đã mất nhiều, anh cũng muốn thế hệ con cháu sau này phải làm những việc như anh đã làm. Bây giờ anh có 2 con rồi. Dù sao anh cũng muốn chúng nó học hành tử tế và hiểu hơn những việc anh làm cho chúng nó. Chứ với lý lịch bây giờ của anh thì nhiều lúc cũng ngại khi đề cập với ai. Nhiều lúc nghĩ cũng buồn. Cuộc sống ai chả có  những lúc thăng trầm, nhưng ở cái xã hội này mọi người vẫn còn định kiến với anh lắm, chưa thay đổi được đâu. Vì vậy, anh đồng ý với một điều kiện là nếu có cơ duyên tìm thấy, em hãy giúp anh nói với ai đó mà em quen biết, xin giúp anh một công việc cho anh. Công việc hiện tại anh làm cũng được, nhưng hầu như không có thời gian lo cho con cái. Mà bây giờ mình cũng già rồi, cũng cần nghỉ ngơi. Vả lại, vơí những gì anh đã làm trước đây thì anh rất khó xin việc. Anh muốn hai đứa con anh khi lớn lên nó không bị mặc cảm về những việc anh đã làm trước đây.
 Nghe vậy, tôi thầm cảm phục anh và đồng ý giúp anh. Sau đó tôi nói với anh ấy:
- Anh chuẩn bị tinh thần dần đi. Chắc đầu tuần là đi đấy! Có gì em sẽ thông tin cho anh. 

Tôi chia tay anh và ra về. Tôi nghĩ đến người thứ hai mà tôi sẽ gặp. Thằng Phương, thằng bạn nối khố của tôi từ nhỏ. Đứa mà đã cùng tôi vào trong đường hầm ở Côn Sơn hồi nào. Hiện nó đang làm ở PC16 - Công an TP Hà Nội. Hay đấy! Nếu nó đồng ý với tôi thì tốt quá. Vì dù sao nó cũng trong lực lượng vũ trang. Nói gì thì nói đi đâu cũng có phần yên tâm hơn. Nó lại làm về lĩnh vực hơi nhạy cảm là làm ở đội trọng án. Vì vậy khả năng suy đoán hay đối kháng sẽ cao khi gặp khó khăn. 


Tôi vội điện thoại cho nó ngay và hẹn ra một quán cà phê ở gần hồ Thuyền Quang, gần cơ quan nó. Nói chuyện một hồi, tôi đi luôn vào vấn đề chính là tìm kiếm kho báu mà tôi đã nghiên cứu. Lúc đầu nó cười tưởng tôi nói đùa. Nhưng càng nói, nó càng im lặng và suy nghĩ. Chắc nó biết tôi từ trước là không bao giờ nói đùa với nó về những việc hệ trọng. Chơi với nhau lâu rồi nên tôi và nó hiểu nhau rõ nhất. Nó suy nghĩ một lúc và đồng ý với một điều kiện là tôi phải lấy lý do nào đó nói cho vợ nó. Chứ vợ nó khiếp lắm, không vừa tý nào, nhiều lúc cứ tưởng nó đi lăng nhăng. Tôi nghĩ mà buồn cười. Ở ngoài đời bao nhiêu tội phạm kinh khủng, giết người có, cưới của có, ấy vậy mà về nhà thì lại sợ vợ một phép. Đàn ông có điểm đấy là dễ thương nhất mà phụ nữ không thể có. Cho dù họ có thế nào đi nữa, nhưng về nhà họ cũng là một người chồng, biết nghe vợ và yêu con. Có thể họ có những lỗi lầm, nhưng dù sao phụ nữ cũng nên có cái nhìn khách quan hơn. Tôi nhận lời ngay vì tôi biết rằng tôi thuyết phục được vợ nó. Bởi vì tôi từ khi biết nhau, bao nhiêu người bạn chơi với nó thì chỉ có tôi nói là hai vợ chồng nó nghe, chứ nhiều khi ông già nó nói nó còn bật lại do xung khắc. Thằng này tính nóng lắm, như hổ lửa. Nhưng ngược lại nó rất tốt với bạn bè. 


Thế là tôi đã có được hai người rồi đồng ý với tôi đi chuyến này. Tôi bắt đầu suy nghĩ về những gì mà tôi sẽ phải chuẩn bị cho cuộc khởi hành vào đầu tuần sau. Tôi lấy xe ô tô và đến quán cafe số 4 Phan Chu Trinh, nó nằm đối diện Nhà hát lớn Hà Nội. Chỗ này tôi hay ngồi thư giãn vì nó có vị trí đẹp và nhiều cái để ngắm. Đang đi vào quán thì tôi nghe thấy có tiếng gọi từ phía sau. Tôi quay lại nhìn xem là ai thì hoá ra đấy là thằng Hùng. Thằng này lâu lắm tôi không gặp. Nó chính là người đã dịch cho tôi cuốn nhật ký mà tôi nhặt được ở Côn Sơn. Ngày trước nhóm của tôi chơi với nhau gồm tôi, thằng Hùng, Phương. Ba thằng chúng tôi chuyên môn nghịch ngợm, đầu têu ra những trò chơi, nhiều lần cả 3 phải bị kiểm điểm vì nghịch quá. Tôi thấy nó đi cùng với một cô gái rất xinh. Cô ấy dáng cao, tóc dài bún lên rất gọn gàng, làn da trắng, đặc biệt cô ấy có vẻ đẹp rất quý phái nhưng đượm trong đôi mắt là một vẻ u buồn. Ồ, nhưng chính cái đấy dễ làm những thằng đàn ông chết lắm. Nỗi buồn trong mắt phụ nữ luôn mạnh mẽ, nó sắc hơn bất kỳ lưỡi dao nào và nó có thể giết chết bất kỳ ai khi nhìn vào nó. Tuy cô ấy không trang điểm nhưng cô ấy rất duyên.
 

Phụ nữ Á Đông xinh thật. Tôi cũng đi nhiều nước trên thế giới nhưng tóm lại phải công nhận là phụ nữ Việt Nam đẳng cấp nhất. Mình lấy vợ rồi chứ chưa là cũng có nhấp nháy ngay. Tôi nghĩ thế cho vui thôi chứ dại gì, chắc đấy là bạn gái của thằng Hùng. Sau đó tôi và cả hai cùng vào quán cafe nói chuyện, lâu rồi mới có thời gian để tôi và nó gặp nhau. Sau một một hồi buôn chuyện, đủ các loại chuyện, nó nói với tôi là nó đang được nghỉ phép ba tháng. Vừa rồi cơ quan nó cho nó đi bảo vệ thạc sỹ chuyên ngành lý luận chính trị quân sự ở học viện quân sự. Sau khi bảo vệ xong, nó chưa muốn muốn đi làm ngay. Nó thích đi chơi hơn. Tính nó là thế, thích bay nhảy và phiêu lưu như con người của nó vậy. Chả vậy mà bọn tôi hay gọi nó là Hùng phiêu là vì thế. Cũng vì sợ nó bay nhảy quá mà bác Hòa, bố nó đợi nó học xong lớp 12 đã bắt thi trường quân sự rồi. Chắc bác ấy sợ nó mà ra ngoài chắc không quản lý được. Với tính nó chỉ có vào quân đội là mới trưởng thành được.
 

Lúc đấy tôi đã suy nghĩ luôn trong đầu tôi là có thể Hùng có duyên đi với tôi vụ này. Đúng thật, không ai hơn bằng bạn thân của mình. Đúng là như định mệnh vậy. Khi học cùng nhau rồi ra trường, mỗi đứa một nơi theo nghiệp riêng, đến bây giờ lại thành một nhóm, kể cũng lạ. Tôi nói riêng với nó về việc của tôi sắp làm, nói qua thôi. Nó nghe xong và đồng ý ngay. Đúng là...... Nghe đến tìm kiếm kho báu là mắt cứ sáng cả lên. Chả trách mà gọi là Hùng phiêu. 


Nói chuyện xong với nó, tôi chợt nhận ra cô gái đang nhìn tôi. Ánh mắt đấy nó lạ lắm, có thể tôi đã có gì đó để cô ấy để ý. Mà đàn ông kể cũng lạ, lúc nào cũng tưởng bở. Nhưng cứ thế đi. Dù sao còn có cái để tưởng bở cho vui. Tôi quay sang hỏi cô gái:
 
- Em tên gì vậy?
Cô gái đáp:
- Em tên là Nga. Dân tộc Tày. Em học cao học và bảo vệ thạc sỹ cùng anh Hùng. Anh Hùng bên Tổng cục 2, còn em công tác ở Cục Quân huấn - Bộ Tổng Tham mưu. Em làm nhiệm vụ phiên dịch tiếng Trung.
Nói đến đây, tự dưng trong tôi gợi lên một ý tưởng: Hay là kết nạp thêm cô gái nhỉ? Trước hết là cô ấy làm bên Bộ Quốc Phòng thì yên tâm về mặt lích lịch. Dù sao những người làm ở Bộ Quốc Phòng thì luôn có lý lịch rõ ràng và ý thức cao, nhận thức về bảo vệ tổ quốc luôn đứng đầu trong các lĩnh vực khác. Thứ hai, cô ấy là người dân tộc Tày, rất phù hợp nơi tôi chuẩn bị đến. Và điều cuối cùng, cả ba chúng tôi đều là đàn ông nên công việc hậu cần thì cực kỳ vụng về. Nếu có thêm một người phụ nữ nữa đi cùng thì sẽ hay hơn. Tôi nghĩ thế và hỏi nhỏ thằng Hùng:
- Có cho cô bé kia đi cùng không? Tao thấy nó có vẻ hay hay.

Nó trả lời:
 
- Tuỳ mày thôi! Nếu mày cảm thấy cần thì cứ việc. Tao và Nga cùng học cao học và bảo vệ thạc sỹ hai năm liền nên hiểu tính nhau. Nga là người tốt, luôn học hỏi trong công việc. Chỉ có mỗi là hoàn cảnh gia đình khổ quá. Bố Nga mất sớm ở Hà Giang năm 1979 khi ở mình xảy ra chiến tranh Việt - Trung, hiện tại vẫn không tìm thấy xác ở đâu cả. Đến bây giờ Nga cũng luôn muốn tìm kiếm mộ bố. Nhiều lúc tao nghĩ cũng tội cho Nga. Nhà ở tận Hà Giang nhưng làm ở Cục Quân huấn ngoài này. Ở đây Nga sống ở tại nhà khách của Bộ Quốc Phòng. Đến tận bây giờ vẫn chưa có bạn trai. Mà năm nay cô ấy đã gần 30 tuổi rồi đấy. Tao biết vì học cùng hai năm mà trả thấy ông này, thằng nào liên lạc cả. Thậm trí không dùng di động. Chắc Nga muốn tìm được mộ bố cô ấy thì mới chịu lấy chồng hay sao? Mẹ Nga cũng bị mất trong một tai nạn giao thông. Nghe Nga kể lại tao nghĩ cũng thấy thương. Nếu mày cảm thấy ổn thì bảo Nga đi cùng. Tao chắc là sẽ thuận tiên trong công việc. Chứ nhiều lúc có nhiều tình huống xảy ra mà chỉ có phụ nữ có thể giải quyết được thì sao? Lúc đấy mấy thằng đàn ông làm được gì? 

Nghe Hùng nói vậy tôi cũng thấy hợp lý. Nên tôi đánh tiếng và hỏi chuyện Nga. Lúc đấy Phương có việc phải đi ngay nên nó vội vàng gọi tacxi đi luôn. Thằng này lúc nào cũng thế, cứ như ma làm ý, đi đâu cũng vội vội vàng vàng như bị ai đuổi. Chỉ được cái nó khéo mồm. Ở cơ quan nó ai cũng quý nó vì nó chả bao giờ làm mất lòng ai cả. Còn lại tôi và Nga. Tôi cũng hỏi chuyện Nga cho biết thêm. Qua câu chuyện tôi thấy Nga cũng dễ nói nói chuyện, dễ gần và không khó tính lắm. Nga nói chuyện rất duyên. Đúng là làm ở Cục Quân huấn có khác, nói năng lưu loát, trôi chảy và đặc biệt rất dễ cuốn hút vào cách nói chuyện. Chúng tôi ngồi khá lâu. Khi cảm thấy ổn về mặt tinh thần, tôi mới bắt đầu đề cập đến vấn đề mà tôi đang chuẩn bị tìm kiếm. Nga nghe tôi nói xong thấy có vẻ ngậm ngừng chưa nhận lời ngay. Tôi đoán vì cả bọn đi có 4 người thì toàn nam giới. Một phụ nữ chưa chồng mà đi cùng thế này cũng thấy ngại.
 

Nga bảo tôi:
 
- Anh cho phép em trả lời sau nhé. Vì em hiện đang có nhiều việc ở Cục Quân huấn. Nếu để đi được em cũng phải xin phép Thủ trưởng Cục đã. Dù sao em cũng bên quân đội nên cái gì cũng có nguyên tắc của nó, chứ không được tự ý nghỉ đâu. Có gì em sẽ điện thoại cho anh sớm nhất. Anh yên tâm, những chuyện anh nói với em luôn là bí mật. Còn em nói thật, em cũng rất thích phiêu lưu như các anh, sở thích của em cũng là khảo cổ. Vì vậy, khi đi đến đâu, vùng nào ở trên đất nước, em đều nghiên cứu về những giai thoại lịch sử ở đấy. Em có niềm đam mê này giống anh. Nhưng vì điều kiện nên chưa được như anh.

Tôi cũng vui vẻ đồng ý với Nga. Trong tâm tôi lúc đấy nói thật rất muốn Nga sẽ tham gia với chúng tôi. Cũng vì lý do là Nga có sở thích giống tôi mà có một lý do quan trọng hơn là Nga là người dân tộc Tày ở Hà Giang. Điều nay rất cần cho chuyến đi của tôi. Các bạn có thể sẽ biết tại sao tôi cần ở đoạn sau của câu chuyện tôi kể. Tôi và Nga chia tay ra về. Nhưng lúc đấy Nga không có xe về. Tôi vội vàng ga lăng bảo Nga để tôi đưa Nga về. Nga vui vẻ nhận lời. Tôi đưa Nga về cơ quan Nga ở trên đường Hoàng Diệu. Con đường mà chỉ có các cơ quan của Bộ Quốc Phòng là chính. Dừng ở cửa số 5 Hoàng Diệu, Nga xuốn đấy và vào trong. Tôi chỉ nhìn thấy Nga đi qua cái cửa bảo vệ màu xanh rồi mất sau cánh cửa. Hai anh cảnh vệ không cho tôi đỗ xe lâu ở đấy và yêu cầu tôi đi ngay. Hai hôm sau, tôi thấy Nga điện thoại lại cho tôi bảo là đã xin nghỉ được rồi và đồng ý đi cùng bọn tôi. Tôi vui quá điện thoại luôn cho anh Hoàng, Hùng, Phương và hẹn nhau gặp ở một địa điểm trên hồ Trúc Bạch để bàn công việc. Chỗ đấy là quán cà phê ngay cạnh cục Cảnh sát bảo vệ trên phố Trấn Vũ. 


Tối hôm đấy đúng 20h, mọi người tập hợp đông đủ ở nơi tôi hẹn. Tôi bắt đầu phân tích tính chất công việc một chút, tất nhiên là sơ sơ thôi. Ở đây, mọi người đều thống nhất để tôi là người chỉ huy. Tôi nói:
 
- Trước hết chúng ta phải có một cái xe ôtô để phục vụ công việc. Xe này phải đi được địa hình đồi núi. Phương! Ông lấy xe của ông nhé vì nó tiện cho công việc địa hình.
Chính cái xe Phương đang đi là xe ISUZU Dmax. Nó mua lại từ một ông Việt Kiều, chưa bao giờ được đi xa cả nên nó vui vẻ đồng ý ngay. Vả lại với tay lái của nó tôi yên tâm hơn. Do tính chất công việc của nó là chuyên các vụ trọng án, thường phải hay lái xe ở các điều kiện khác nhau nên khả năng xử lý sẽ an toàn hơn mấy thằng như tôi rất nhiều. 

Tôi tiếp tục:
 
- Thế là xong vụ xe cộ, bây giờ đến vụ chuẩn bị thức ăn đi đường, rồi những vật dụng cần thiết phục vụ cho cá nhân, lo đặt phòng nghỉ những nơi sẽ đến, Nga sẽ lo vụ này cho anh em nhé. Mọi người sẽ yên têm hơn là để ai đó trong bọn anh đứng ra làm, vì không ai làm công tác hậu cần tốt bằng phụ nữ cả.
Nga vui vẻ nhận lời ngay. Sau đó tôi quay sang anh Hoàng và nói: 
- Anh Hoàng chịu trách nhiệm cho bọn em chuẩn bị các thiết bị đi đường như bạt, màn, dây dợ, dù, các vật dụng leo núi và quan trọng nhớ cầm theo một số thiết bị có thể “chiến đấu” nếu có khả năng xảy ra những nguyên nhân ngoài ý muốn. Dù sao đi đường dài thì mọi người cũng phải cẩn thận hơn.
Còn Hùng! Mày sẽ phụ trách cho tao phần thông tin liên lạc như máy định vị GPS, máy thông tin liên lạc các cá nhân với nhau, máy quay phim, máy ảnh, máy tính xách tay. Đây là nghề sở trường của mày mà.

Ở cơ quan nó đang làm, do liên quan đến những nghiệp vụ tình báo quân đội, phiên dịch ngoại ngữ, viết bài báo cáo nên nó tự hào là đã sắm cả bộ đàm này, tai nghe không dây này, máy ảnh chụp từ xa này, máy ghi âm để phục vụ công việc. Đồng thời nó còn có cả một cái điện thoại vệ tinh. Ái dà! Khiếp thật! Mẹ làm to có khác (Mẹ nó hiện tại đang là Phó giám đốc công ty VTI của VNPT mà). Đúng là những thiết bị mà chúng tôi cần. Vì ở Việt Nam bây giờ để có những thiết bị đấy quả thật là khó. Tôi nghĩ vậy.
 
Còn tôi, tất nhiên phần chính của tôi là phải giải mã bản đồ và những bí mật mà tôi đang tìm kiếm.
Cuối cùng, tôi nói:
- Thống nhất thế nhé! Tất cả mọi người về chuẩn bị đi. Có gì hai hôm sau sẽ tập trung ở nhà Phương. Để toàn bộ đồ đạc chuẩn bị lên xe Phương luôn cho khỏi quên. Còn bây giờ tất cả cùng về nghỉ.

Xong xuôi, ai cũng đi đường đấy. Thằng Phương thì vội vàng về số 7 Thuyền Quang do sếp nó gọi về có việc gấp vì có một vụ trọng án vừa xảy ra. Thằng Hùng thì tót đi ngay với người yêu. Không biết nó thông báo lúc nào mà bạn gái nó đã đợi ở dưới quán cà phê rồi. Còn anh Hoàng thì đi luôn về cảng Hà Nội. Buổi tối chính là lúc mà công việc của anh bắt đầu. Khổ thật. Nhìn dáng anh đi tôi cảm thấy con người anh, cái vẻ bề ngoài dữ dằn không giấu được những nét khắc khổ của cuộc sống. Và bây giờ, còn lại mỗi tôi và Nga. Thật lạ và tình cờ. Cũng may là tôi cũng đi xe ôtô nên tôi đưa Nga về nhà. Lúc đấy, Nga nói với tôi:
 
- Nga nhờ anh một việc được không?
Tôi ngạc nhiên nhưng đồng ý ngay vì ai lại từ chối một lời nhờ từ một phụ nữ xinh đẹp được. Tôi nói:
- Uh, có việc gì đấy em?
Nga nói:
- Từ khi em làm ở Cục Quân huấn đã được hơn hai năm đã mất hai năm đi học cao học rồi. Từ khi em ra Hà Nội, em chưa biết Hà Nội như thế nào. Nếu không ngại, em nhờ anh chỉ giúp em một số nơi mà có dấu ấn nhấ của Hà Nội không? Em cũng tò mò nhưng không có điều kiện đi lại.
Tôi nhìn vào đồng hồ thấy bây giờ là 21h. Cũng tối rồi, nhưng không sao cả. Vợ tôi cũng đang đi công tác ở Hải Dương đến cuối tuần mới về. Hai đưa nhỏ nhà tôi đã có ông bà nội đang rồi. Chính vì thế tôi nghĩ nếu về muộn tý chắc cũng không sao nên đồng ý với Nga. Vả lại lúc đấy khó từ chối lắm các bạn ạ khi lời mời lại từ một cô gái xinh đẹp như Nga.

Tôi hỏi Nga:
 
- Thế bây giờ em thích đi đến đâu? Hay anh biết chỗ nào anh đưa em đến nhé!
Nga vui vẻ đồng ý vì Nga mà tự đi cũng không biết đi đâu cả.
Tôi dẫn Nga đi đến phố Hàng Ngang, Hàng Đào. Ở đây tôi phải đỗ xe tận ngoài nhà hàng Hàm Cá Mập. Tối đến, đi bộ ở phố cổ thật là tuyệt. Cái văn hóa Hà Nội ở đây thể hiện rất rõ, từ con người đến cảnh vật. Mặc dù đến bây giờ nó đã dần bị mai một bởi kinh tế thị trường. Đi trên con phố đấy tôi cũng cảm thấy vui. Nhìn cảnh vật, con người làm tôi thấy mình thoải mái hơn. Có lẽ lâu lắm rồi, mải kiếm tiền và mưu sinh cuộc sống tôi đã đánh mất dần đi cái thú này. Lúc này ở Hà Nội là mùa thu. Mùa thu ở Hà Nội đẹp thật, buồn và man mát. Ai đã từng ở Hà Nội cũng biết đến vẻ đẹp của mùa thu Hà Nội. Đến mùa thu, nếu ai đó co tâm trạng gì thì là lúc cảm nhận rõ nhất. Có ai đó đã từng nói mùa thu ở Hà Nội đẹp và buồn như nỗi buồn của chàng Trương Chi vậy. Tôi nghĩ cũng đúng. Liếc mắt nhìn sang Nga, tôi thấy Nga có vẻ buồn. Ánh mắt đấy không giấu được mặc dù Nga luôn nở nụ cười trên môi. Tôi hỏi:
- Anh đoán hình như em có gì đó buồn lắm à? Chuyện gia đình phải không?
Nga lắc đầu không nói. Nhưng qua ánh mắt Nga hình như tôi thấy có dọt nước mắt đang từ từ rơi trên gò má Nga. Nỗi buồn dần rõ hơn.

Lúc sau Nga nói với tôi:
 
- Ngày trước Nga cũng đã từng yêu. Hồi đấy Nga còn khờ dại lắm. Tình yêu thủa sinh viên mà! Nga học ở trường Đại học Tây Bắc ở Thái Nguyên. Sau khi học xong đại học, Nga được xét tuyển thẳng làm ở Bộ tư lệnh Quân khu 1 ở Thái Nguyên. Còn người yêu Nga đi du học nước ngoài. Trước khi đi, Nga và anh đấy đã khóc rất nhiều. Cái thủa đấy Nga chỉ nghĩ là yêu và lấy, đơn giản như chính cái bụng của người Tày vậy. Rồi những gì đến cũng đã đến, Nga và anh ấy đã trao tất cả cho nhau. Tình yêu lúc đấy đẹp lắm. Khi chia tay, anh ấy còn nói sẽ quay về sớm thôi và bảo Nga đợi anh ấy. Học ở bên Trung Quốc hai năm thôi. Khi nào anh ấy về anh ấy sẽ đến nhà Nga xin mẹ Nga cho Nga làm vợ. Những tưởng điều đó thành hiện thực, nhưng được 3 tháng sau, Nga biết tin anh ấy đã lấy một người vợ bên Trung Quốc và ở luôn bên đấy. Lúc đấy Nga buồn lắm chỉ muốn chết thôi. Người dân tộc Tày coi trọng tình cảm lắm. Không biết nói dối bao giờ. Vì buồn quá mà Nga đã như điên dại, một mình đi về Lạng Sơn quê anh ấy để xem những lời anh ấy nói có đúng không. Lúc đấy mẹ  Nga không biết. Chỉ khi Nga về Lạng Sơn rồi, biết anh ấy đã lấy vợ thật thì lúc đó Nga không còn thiết sống nữa. Cái tâm trạng của người con gái bị phản bội chắc anh cũng hiểu. Buồn! Thất vọng! Mất phương hướng. Lúc đấy ở nhà, mẹ Nga mới biết Nga một mình đi đến Lạng Sơn. Lo cho con gái, nên mẹ Nga đi đến Lạng Sơn để tìm Nga. Trên đường đi mẹ Nga bị tai nạn ô tô. Nga biết tin mà hận cho chính mình. Cũng chỉ vì Nga bồng bột mà mẹ Nga đã bị .... Nga lúc đấy không thiết sống nữa. Các chú ở Bộ tư lệnh cũng biết tin liền cho một xe ô tô lên Lạng Sơn để đón Nga và đưa mẹ Nga về Hà Giang an táng. Các chú động viên Nga mãi nên Nga mới có nghị lực sống đến ngày hôm nay. Nên mỗi lần đi đâu xa một mình, Nga lại nhớ đến mẹ Nga. Buồn! Nỗi buồn chính vì thế luôn theo Nga.

Kể đến đây tôi cũng đã hiểu phần nào về Nga. Thảo nào nét buồn đấy luôn trên đôi mắt của Nga mà không thể hết được. Tự nhiên Nga cầm lấy tay tôi, nước mắt trào ra. Nga gục vào vai tôi khóc nức nở như một đứa trẻ. Tôi thấy hơi ngại vì đứng ở ngay trên đường nên tôi vào ngay một quán cafe ở gần đấy. Để cho Nga trấn tĩnh lại, tôi mới nói:
 
- Thôi em ạ! Cuộc sống chả có ai là hoàn thiện cả. Hãy chấp nhận để vượt lên chính nó. Có như vậy mình mới trưởng thành được. Chứ cứ buồn như vậy mệt lắm... Em hãy nên bình tĩnh. 

Ngồi một lúc lâu, Nga mới hết khóc. Lau nước mắt xong Nga xin lỗi tôi về việc vừa rồi đã làm tôi khó xử. Tôi cười và không nói gì. Có lẽ Nga là một người đa cảm, dễ xúc động. Có thể do Nga đã mất mát quá nhiều trong cuộc sống mà vì thế tính cách Nga như vậy. Nhìn đồng hồ đã 22h45 rồi, tôi bảo Nga và đưa Nga về nhà khách của cơ quan Nga. Lần này, tôi đỗ xe xa hơn chỗ lần trước để tránh khỏi gặp ánh mắt nhìn đầy nghi kỵ của hai chú cảnh vệ và một phần cũng giữ ý cho Nga. Nga xuống xe và cám ơn tôi. Nhìn thấy bóng Nga đã khuất sau cánh cửa, tôi mới chợt nhận ra mình cũng có bị sao động một tý. Bản năng của đàn ông khi nhìn thấy phụ nữ khóc. Tự cười với mình là không nên như thế nữa và tôi ra về.
 

Cuối tuần, trước khi đi một ngày, mọi người đã chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết. Chất lên xe của thằng Phương những thứ đã chuẩn bị, anh Hoàng đánh xe về nhà riêng của Phương. Thằng này sướng thật, lấy vợ xong là bố mẹ đã cho một cái nhà riêng rồi ở Khu đô thị Trung Hoà Nhân Chính. Chả bù cho tôi, làm gục mặt hơn 10 năm công tác, đi đủ các nơi, làm đủ việc mới có một cái nhà riêng là may rồi. Xác định với mọi người là 6h sáng mai khởi hành và tôi cũng không quên bảo là phải đúng giờ nhé do tôi đã xem giờ khởi hành rồi. Sau đó tôi và mọi người cùng bắt đầu phân tích sự việc trước khi khởi hành.
 
Tôi nói:
- Như mọi người đã biết rồi đấy, bí mật kho báu hiện tại có 3 nơi có thể biết là nhóm của mình, Chính phủ Trung Quốc và Tổng cục 2, Bộ Quốc Phòng. Lúc này tôi mới nói những gì mà tôi đã biết và nghi ngờ cho mọi người nghe.
- Theo tôi được biết thì Bộ Quốc Phòng cũng có một đơn vị nghiên cứu và tìm kiếm lĩnh vực này. Chắc chắn họ sẽ tìm kiếm cùng mình. Thậm trí có thể là đã tìm trước đó là đằng khác. Đó chính là phòng Phân tích các hiện tượng siêu nhiên. Thực chất phòng này được chắt lọc bởi các thành viên ưu tú nhất của một số cơ quan nòng cốt của Bộ Quốc Phòng đấy là: Đoàn Trinh sát - Đặc nhiệm K3-D, Cục kỹ thuật, Cục 12-C1 thuộc Tổng Cục 2 và một số chiến sỹ của Cục Bản Đồ, Cục Tác chiến thuộc Bộ tổng Tham mưu. Chức năng của phòng là: Phân tích, đánh giá, tìm kiếm những giá trị lịch sử về vật chất được lưu truyền trong dân gian mà hiện nay đã thất lạc, nghiên cứu các hiện tượng siêu nhiên mà khoa học khó giải thích. Trong đó nhiệm vụ chính là tìm kiếm những kho báu, những tài liệu quý giá về giá trị lịch sử của Việt Nam bị mất hoặc thất lạc qua các thời đại lịch sử. Phòng trên chỉ chịu trách nhiệm chỉ huy trực tiếp của Tổng Tham mưu trưởng và Bộ trưởng Bộ Quốc Phòng mà không bị lệ thuộc bất kỳ một a. Chính ngay trong nội bộ của Bộ Quốc Phòng cũng không hề có thông tin gì nhiều về cái phòng này. Ngay cả nhân sự của phòng cũng nằm trong màn bí mật. Thực chất tôi chỉ được biết và nghe qua về sự ra đời của phòng này qua những lời truyền miệng, nhưng không có tính xác thực lắm. Trong đó khả năng có một người mà tôi rất ngưỡng mộ đấy chính là Thiếu tướng, Tiến sĩ, nhà văn Chu Phác.


Thiếu tướng Chu Phác
Ông tên thật là Nguyễn Chu Phác, sinh ngày 15.8.1934 tại thôn Đa Hòa, xã Bình Minh, huyện Châu Giang, tỉnh Hưng Yên. Hiện ở Hà Nội. Đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam. Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam (1990). Ông đã tốt nghiệp Trường Đại học Sư phạm Hà Nội, từng học Trường Sĩ quan Lục quân Việt Nam, Trường Sĩ quan Tham mưu tại Trung Quốc, Hội viên Lục quân, Học viện Chính trị - Quân sự, Học việc Quốc phòng, là Phó tiến sĩ Khoa học Quân sự. Vốn là chiến sĩ liên lạc, chiến đấu viên ở các Đại đoàn 316, 304, tham gia chiến đấu ở chiến trường Điện Biên Phủ. Hiện là Thiếu tướng, Cục trưởng Cục Nhà trường (Bộ Tổng tham mưu Quân đội nhân dân Việt Nam), Phó chủ tịch Hội Tâm lý giáo dục Việt Nam, Tổng biên tập tạp chí Nhà trường quân đội. Tôi đã từng nghe những bài diễn thuyết của ông. Thực sự tôi rất ngưỡng mộ và cảm phục ông. Rất có thể Bộ Quốc Phòng sẽ nhờ ông tham gia vào công tác tham mưu cho phòng này. Nếu vậy quả là hay. Nhưng quá trình tìm kiếm của em càng khó khăn hơn vì lực lượng này cực kỳ tinh nhuệ. 

Đối với lực lượng tìm kiếm của Trung Quốc theo tôi được biết thì rất có ít thông tin. Có lẽ Hùng sẽ biết nhiều hơn tôi vì dù sao nó làmở Tổng Cục 2, nên khả năng nắm bắt thông tin của nó sẽ tốt hơn của tôi. Nó nói: 


- Nòng cốt chính của lực lượng này là Cục các chiến dịch hải ngoại thuộc Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc. Nhóm phụ trách Đông Nam Á. Nhóm này có trưởng nhóm hiện tại là Lâm Chí Cương. Lực lượng này đã tìm kiếm ở nhiều nơi. Trong đó có cả các khu mộ của vua chúa Trung Quốc ở Thiển Tây. Lực lượng này trực tiếp thuộc Đảng cộng sản Trung ương Trung Quốc chỉ huy. Nói đến đây tôi mơí nhớ có một người tôi biết rất rõ là chỉ huy của lực lượng này chính là bà Hoàng Á Lệ - người chỉ huy chính kế hoạch Cảnh Long Đồng Khánh, người đã bị mất tích ở Côn Sơn 10 năm về trước.

 

Công ty TNHH Du lịch và Thương mại Kỳ Nghỉ Việt 

VIET HOLIDAY CO., LTD

mua bán iphone cũ | iphone 4 | iphone 4s | iphone 5 | sua chua dien thoai | miếng dán cường lực | hoc sua chua dien thoai | pin dien thoai | sửa chữa iphone | samsung galaxy s3 | Tìm gia sư với http://giasu24h.com | sửa nhà | Đơn vị cung cấp dịch vụ thue cau xe cau | xây nhà | xây nhà đẹp |cung cấp dịch vụ ep coc be tong | Công ty cung cấp dịch vụ son nha | tao web mien phi , web gia re | tai nghe |

                                                                    Địa chỉ  1  :    Số 2 Tam Trinh - Hai Bà Trưng - Hà Nội

                                                                    Địa chỉ  2  :    Số 10 - 190/19 Đường Hoàng Mai, Quận Hoàng Mai - Hà Nội

                                                                    Email      :     Vietholidayvn@gmail.com;       Sales@visahochieunhanh.com

                       Facebook: Vietholidayvn ; YM chat:   VietholidayVN ;  Hotline: 098 555 6000;   Tel: 04.3. 996 5551; 04.3.6320952; 53Fax/Tel: 04.36628468

Dich vu visa , Dich vu ho chieu nhanh , Dich vu visa Trung Quoc , Visa China , China visa , Visa Hongkong, Hongkong visa ,

Gia han visa, Cap moi visa, Tu van ho chieu nhanh , Xin visa xuat canh , Visa nhap canh Vietnam , The tam tru tai Vietnam